Header Ads

"Thế mạng" - phim về cha thánh Maximiliano Kolbe (bản thuyết minh)



Nhóm phiên dịch Mai Khôi xin trân trọng giới thiệu bộ phim "Thế mạng", về cuộc đời và gương chứng nhân tử đạo của cha thánh Maximiliano Kolbe.

Không chỉ là hành động quả cảm hy sinh mạng sống thế mạng cho một người tù xa lạ, bộ phim còn là các cảnh tả thực trong trại tử thần Auschwitz của Đức quốc xã, cùng câu chuyện đời, nhân cách của cha thánh và của các nhân vật liên quan.




Nguồn: http://daminhvn.net/phim-anh/the-mang---phim-ve-cha-thanh-maximiliano-kolbe-ban-thuyet-minh-19578.html



St. Maximilian Mary Kolbe (1894-1941)


"Bố mẹ không biết tương lai của con sẽ ra sao!" Ðó là câu mà nhiều cha mẹ từng than thở với đứa con hay đau yếu. Nhưng với Thánh Maximilian Mary Kolbe thì khác. Ngay từ nhỏ, khi được cha mẹ hỏi, ngài trả lời, "Con tha thiết cầu xin với Ðức Mẹ để biết tương lai của con. Và Ðức Mẹ đã hiện ra, tay cầm hai triều thiên, một mầu trắng, một mầu đỏ. Ðức Mẹ hỏi con có muốn nhận các triều thiên ấy không -- mầu trắng là sự thanh khiết, mầu đỏ là sự tử đạo. Con trả lời, 'Con muốn cả hai.' Ðức Mẹ mỉm cười và biến mất." Sau biến cố đó, cuộc đời của Maximilian Kolbe không còn giống như trước.

Maximilian Kolbe sinh ngày 7 tháng 1 năm 1894 tại Zdunska Wola, Ba Lan với tên cha mẹ đặt là Raymond Kolbe. Ngài gia nhập tiểu chủng viện của các cha Phanxicô ở Lwow, Ba Lan, gần nơi sinh trưởng, và lúc ấy mới 16 tuổi. Mặc dù sau này ngài đậu bằng tiến sĩ về triết học và thần học, nhưng ngài rất yêu thích khoa học, có lần ngài phác họa cả một phi thuyền không gian.

Sau khi thụ phong linh mục lúc 24 tuổi, ngài nhận thấy sự thờ ơ tôn giáo là căn bệnh nguy hiểm vào thời ấy. Nhiệm vụ của ngài là phải chiến đấu chống với căn bệnh này. Ngài sáng lập tổ chức Ðạo Binh của Ðức Vô Nhiễm mà mục đích là chống lại sự dữ qua đời sống tốt lành, siêng năng cầu nguyện, làm việc và chịu đau khổ. Ngài phát hành tờ Hiệp Sĩ của Ðức Vô Nhiễm, được đặt dưới sự phù hộ của Ðức Maria để rao giảng Phúc Âm cho mọi dân tộc. Ðể thực hiện công việc ấn loát, ngài thành lập "Thành Phố của Ðức Vô Nhiễm" -- Niepolalanow -- mà trong đó có đến 700 tu sĩ Phanxicô làm việc. Sau này, ngài thành lập một thành phố khác ở Nagasaki, Nhật Bản. Cả tổ chức Ðạo Binh và tờ nguyệt san có đến 1 triệu hội viên cũng như độc giả. Tình yêu Thiên Chúa của ngài được thể hiện hằng ngày qua sự sùng kính Ðức Maria.

Năm 1939, Ðức Quốc Xã xâm lăng Ba Lan. Thành phố Niepolalanow bị dội bom. Cha Kolbe và các tu sĩ Phanxicô bị bắt, nhưng sau đó chưa đầy ba tháng, tất cả được trả tự do, vào đúng ngày lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Vào năm 1941, ngài bị bắt một lần nữa. Mục đích của Ðức Quốc Xã là thanh lọc những phần tử tuyển chọn, là các vị lãnh đạo. Cuộc đời Cha Kolbe kết thúc trong trại tập trung Auschwitz.

Vào ngày 31 tháng Bảy 1941, có một tù nhân trốn thoát. Sĩ quan chỉ huy trại bắt 10 người khác phải chết thay. Hắn khoái trá bước dọc theo dãy tù nhân đang run sợ chờ đợi sự chỉ định của hắn như tiếng gọi của tử thần. "Tên này." "Tên kia." Có những tiếng thở phào thoát nạn. Cũng có tiếng nức nở tuyệt vọng.

Trong khi 10 người xấu số lê bước về hầm bỏ đói, bỗng dưng tù nhân số 16670 bước ra khỏi hàng.

"Tôi muốn thế chỗ cho ông kia. Ông ấy có gia đình, vợ con."

Cả một sự im lặng nặng nề. Tên chỉ huy sững sờ, đây là lần đầu tiên trong đời hắn phải đối diện với một sự can đảm khôn cùng.
"Mày là ai?"
"Là một linh mục." Không cần xưng danh tính cũng không cần nêu công trạng.

Và Cha Kolbe được thế chỗ cho Trung Sĩ Francis Gajowniczek.

Trong "hầm tử thần" tất cả bị lột trần truồng và bị bỏ đói để chết dần mòn trong tăm tối. Nhưng thay vì tiếng rên xiết, người ta nghe các tù nhân hát thánh ca. Vào ngày áp lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (14 tháng 8 năm 1941) chỉ còn bốn tù nhân sống sót. Tên cai tù chấm dứt cuộc đời Cha Kolbe bằng một mũi thuốc độc chích vào cánh tay. Sau đó thân xác của ngài bị thiêu đốt cũng như những tù nhân khác.

Cha được Đức Thánh Cha Paul VI tôn phong Chân Phước ngày 17 tháng 10 năm 1971 và Đức Giáo Hoàng John Paul II đã chính thức ghi tên cha vào sổ các thánh tử vì đạo của lòng nhân ái của Giáo Hội ngày 10 tháng 10 năm 1982.
Lời Trích

"Hãy can đảm lên các con. Các con không thấy chúng ta đang trên đường thi hành sứ vụ hay sao? Họ trả cho chúng ta một giá quá rẻ. Thật may mắn biết chừng nào! Ðiều bây giờ chúng ta phải làm là chú tâm cầu nguyện để chiếm đoạt càng nhiều linh hồn càng tốt. Và sau đó, chúng ta sẽ thưa với Ðức Trinh Nữ là chúng ta rất mãn nguyện để ngài muốn làm gì với chúng ta tùy ý" (Lời Thánh Maximilian Mary Kolbe trong lần bị bắt đầu tiên).

(Trích Gương Thánh Nhân - ns Người Tín Hữu online & Nhóm Tinh Thần nhuận chính lại theo Patron Saints và Santi-Beati-Testimoni)



Gặp người đàn ông được Thánh Maximilian Kolbe thế mạng ở Auschwitz


Vị Thánh vĩ đại chết 75 năm trước — và tôi được nhắc lại câu chuyện vĩ đại này (this great story) từ năm ngoái, một câu chuyện nhiều người cần phải biết:

Trong một thời khắc ở trại Auschwitz, ông ta trở thành cánh cửa xoay mà một vị linh mục đã bước qua cái chết và trở nên thánh.

Franciszek Gajowniczek đứng cạnh bàn thờ sau Rước Thánh Thể tối Thứ bảy và trình bày với hội đồng qua một thông dịch viên, Maria McGinn, một giáo dân người Ba lan.

Ngày 30 tháng 7, 1941, tại trại tập trung Auschwitz ở cuối đất nước Ba lan, một sĩ quan Đức ra lệnh cho những người đàn ông trong một trại ra xếp hàng, vì một tù nhân trong trại đó đã trốn khỏi trại.

Gajowniczek nói, “Việc này được làm gương cho mọi người, làm họ sợ không trốn nữa.”
Mười người được chọn ra để chịu chết.

“Tay sĩ quan đứng trước mặt tôi,” ông ta nói với hội đồng, “và giơ tay chỉ, và tôi biết tôi được chọn để chịu chết.”

“Tôi sẽ bị mất vợ tôi,” Gajowniczek kể câu nói của ông ta với tên sĩ quan, “và mấy đứa con của tôi sẽ bị mồ côi.”

Nhưng liền lúc đó vị linh mục tù nhân bước ra khỏi đám đông các người tù. Và nói:
“Tôi muốn thay chỗ cho anh này. Anh ta có vợ và một gia đình. Tôi không có ai. Tôi là một linh mục Công giáo.”

Người còn sống sót đến bây giờ nhìn vị linh mục. Luật của trại tập trung cấm họ không được nói lời nào. Gajowniczek nói, “Ngài có một nét thể hiện thỏa mãn trên khuôn mặt, và dường như rất hài lòng vì ngài đã chọn cách làm này.”

10 người được đưa đi nơi khác, lột hết quần áo, tống ngục và để chết đói. Ngày 14 tháng 8 năm 1941, còn 4 người chưa chết, trong đó có linh mục, bị tiêm một mũi thuốc độc.

Người được cứu sống nói, “Linh mục là thánh bổn mạng của những ai thiếu thốn … là thánh bổn mạng của những ai cần trợ giúp.”


Gặp người đàn ông được Thánh Maximilian Kolbe thế mạng ở Auschwitz

Hôm nay là ngày lễ kính một vị thánh vĩ đại. Câu chuyện tử đạo của ngài rất nổi tiếng, nhưng tôi không chắc có bao nhiêu người biết chi tiết về người đàn ông đã được thánh nhân cứu sống. Nó được ghi chép trong Wikipedia:


Franciszek Gajowniczek, một người Công giáo Roma, sinh ở Strachomin gần Mińsk Mazowiecki. Ông ta sống ở Warsaw từ năm 1921, có vợ và hai con trai. Ông ta là một quân nhân chuyên nghiệp đã tham gia bao vệ Wieluń cũng như Warsaw tháng 9 năm 1939. Ông ta bị Gestapo bắt ở Zakopane. Ông ta đến Auschwitz ngày 8 tháng 9, 1940. Khi một tù nhân bị phát hiện đã bỏ trốn, hạ sĩ quan Karl Fritzsch ra lệnh cho 10 tù nhân khác phải chết bằng cách bỏ đói để bù lại. Franciszek Gajowniczek (số tù 5659) là một trong những người được chọn theo cách gọi lần lượt. Khi vị linh mục dòng Phanxico, Kolbe, nghe thấy Gajowniczek kêu khóc trong đau đớn về số phận của gia đình anh, ngài đã tự dâng mình thay cho ông ta (do đó ngài đã được phong thánh). Không ai còn nhớ chính xác câu nói của cha Kolbe, nhưng có một phiên bản ghi lại lời của ngài như sau “Tôi là một linh mục Công giáo ở Ba lan; tôi muốn thay chỗ cho người đàn ông kia, vì anh ta có vợ và con cái.” Sự thay thế được chấp nhận; sau khi tất cả các bạn cùng phòng chết, Kolbe (tù nhân 16670) bị tiêm carbon acid cho chết.

Gajowniczek bị chuyển từ Auschwitz sang trại tập trung Sachsenhausen ngày 25 tháng 10,1944. Ông ta được quân Đồng minh giải phóng, sau 5 năm, 5 tháng và 9 ngày trong các trại tập trung của Đức Quốc xã. Ông được đoàn tụ với vợ, Helena, nửa năm sau ở Rawa Mazowiecka. Vợ ông còn sống sót sau chiến tranh, nhưng hai con trai của ông đã chết trong cuộc oanh tạc của Soviet trong khu chiếm đóng của Đức Quốc xã ở Ba lan năm 1945, trước khi ông được thả.


Gajowniczek là khách mời của Đức Giáo hoàng Phaolo VI đến Vatican, khi Maximilian Kolbe được phong chân phước tử đạo ngày 17 tháng 10, 1971. Năm 1972, tạp chí Time tường thuật có hơn 150.000 người đi hành hương đến Auschwitz để mừng lễ phong chân phước Maximilian. Một trong những người chứng đầu tiên là Gajowniczek, ông tuyên bố rằng “Tôi muốn bày tỏ lòng tri ân về món quà sự sống.” Vợ của ông, Helena, qua đời năm 1977. Gajowniczek lại trở thành khách mời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tại Vatican một lần nữa khi ngài phong Maximilian Kolbe lên bậc hiển thánh ngày 10 tháng 10, 1982.

Năm 1994, Gajowniczek đến thăm Nhà thờ Công giáo Thánh Maximilian Kolbe ở Houston, tại đây ông nói với cha Tuyên úy thông dịch Thaddeus Horbowy rằng “cho đến khi nào ông còn hơi thở, ông buộc mình phải có trách nhiệm kể cho mọi người về hành động anh dũng của tình yêu của Thánh Maximilian Kolbe.” Gajowniczek chết ở thành phố Brzeg ngày 13 tháng 3 năm 1995 thọ 93 tuổi. Ông được chôn trong nghĩa trang một tu viện ở Niepokalanów, khoảng 53 năm sau khi sự sống của ông được cứu thoát bởi thánh Kolbe.


[Nguồn: aleteia]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/08/2016]
Powered by Blogger.