Gặp tác giả bài thơ “Thuyền viễn xứ”
“Thuyền viễn xứ” là ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ theo ý thơ Huyền Chi, được nhiều thế hệ người yêu thích từ khi ra đời đến nay. Có lẽ ít ai biết tác giả những câu thơ đi vào bản nhạc bất hủ này, người đã hơn nửa thế kỷ được giới văn chương và văn nghệ kiếm tìm, giờ đã ở tuổi 84, sống tại Sài Gòn và là một Kitô hữu gần 40 năm nay của xứ đạo Thủ Thiêm (Q.2).
Bài thơ có duyên với nhạc
Gọi điện xin một cuộc hẹn đến thăm, tôi được bà chỉ đường một cách tận tình. Nghe giọng nói rành mạch qua điện thoại, cứ ngỡ như người phụ nữ mình sắp gặp chỉ mới trung niên. Cuộc hàn huyên có cảm giác gần gũi ngay từ khi mới bước vào bởi hình ảnh hang đá, cây thông mừng lễ Giáng Sinh được bài trí trong phòng khách nhà bà, đã trở thành câu chuyện mào đầu thân tình giữa những người con Chúa với nhau.
Huyền Chi năm 18 tuổi (1952) ảnh: nhân vật cung cấp |
Tên thật của bà là Hồ Thị Ngọc Bút. Huyền Chi là bút danh bà ký trên các sáng tác của mình từ những năm đầu thập niên 1950. Hỏi cơ duyên nào để bài thơ “Thuyền viễn xứ” chắp cánh được với âm nhạc và bay bổng đến hôm nay, người nữ sĩ nhớ lại chuyện hơn 60 năm về trước, khi ấy bà mới 18 tuổi, đang phụ trách mục thơ cho báo Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương và tham gia nhóm thơ - văn - nhạc Chim Việt: “Một lần, tôi đến nhà in báo Sống Chung trên đường Trần Hưng Ðạo - Sài Gòn, xem tập thơ vừa in xong của mình. Tập này gồm 22 bài thơ, do tôi viết từ năm 16 tuổi, lấy tựa là ‘Cởi mở’. Hôm ấy, nhạc sĩ Phạm Duy cũng đến và được bà chủ nhà in giới thiệu về tôi. Biết tôi vừa mới ra tập thơ, ông mượn xem và xin một quyển để nếu có bài hay thì sẽ phổ nhạc. Không bao lâu sau, tôi được nghe ca khúc ‘Thuyền viễn xứ’ trên sóng phát thanh…”. Cũng theo lời bà, bài hát này sau đó được in thành tờ nhạc khổ lớn, do hai nhà xuất bản Tinh Hoa và Á Châu ấn hành, trên bìa ghi rõ: Nhạc Phạm Duy, Ý thơ Huyền Chi.
Năm 1954, ở tuổi đôi mươi, nữ sĩ Huyền Chi lấy chồng, theo phu quân về Phan Thiết sống. Bà mở một hiệu sách mang tên Bút Hoa tại nhà, dạy kèm Anh văn thêm và vẫn cộng tác với tạp chí Tiền Phong ở Sài Gòn khoảng hơn một năm nữa thì ngưng hẳn. Ðến 1975, gia đình bà dọn nhà về lại Sài Gòn, tập thơ “Cởi mở” bị thất lạc, nữ sĩ không còn trong tay quyển nào. Gần đây, qua sự kết nối trên mạng xã hội, bà đã được nhà sưu tập sách Vũ Hà Tuệ tặng lại một bản sao tập thơ này. Anh Tuệ căn cứ trên bản gốc, làm lại một bản phục chế, với màu giấy giống như giấy gốc, kiểu chữ và hoa văn nền trang đều scan lại cũng giống như bản in từ năm 1952. Cầm quyển thơ lên, giở lại những sáng tác một thời, nữ sĩ ngoài bát tuần vẫn xúc động trân trọng “đứa con tinh thần” của mình. Bà bảo, bài thơ “Thuyền viễn xứ” không phải là hay nhất so với các bài khác trong tập thơ, nhưng có lẽ nó có cái duyên gắn kết với nhạc để trở thành ca khúc.
Những câu thơ mang nét buồn man mác, diễn tả tâm trạng của người xa xứ mà giờ đây đọc lại, vẫn gợi nhiều xúc cảm: “…Có thuyền viễn xứ Ðà Giang/Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa/Hò ơi! Câu hát ngàn xưa/Ngân lên trong một chiều mưa xứ người…”. Theo nữ sĩ thì đó là sự tưởng tượng về cuộc chia ly trên quê hương (trước khi có sự phân ly hai miền Nam - Bắc thực sự), song cảm xúc ấy hẳn được dệt lên trong lòng người thiếu nữ từ chất liệu của những năm tuổi nhỏ vẫn theo cha mẹ về thăm quê nội ở xứ Bắc; rồi hình ảnh sự chia cắt gia đình vì hoàn cảnh, kẻ Bắc người Nam, đã đi vào tiềm thức của cô để khi có dịp, lại trỗi dậy thành thơ.
Và cái duyên với đạo của người nữ sĩ
Chồng của nữ sĩ Huyền Chi là ông Trần Phụng Tường, một nhà giáo dạy Pháp văn, vốn là cựu học sinh trường Lasan Taberd. Ảnh hưởng các tu sĩ dòng Lasan nên từ những năm tháng còn ở Phan Thiết, ông đã có ý muốn vào đạo Công giáo mà chưa có dịp.
Hồi ấy, sống gần nhà thờ, nhưng vì ông Tường là con trai cả nên cha mẹ không thích cho theo đạo, và ông cũng không dám trái lời. Thế rồi sau 1975, trải qua những biến cố, gia đình lâm vào cảnh gian nan. Chính trong lúc cùng cực, thất bại và vượt thoát, một người con gái của ông bà đã cảm nghiệm được “ơn Chúa” đến với mình. Cô quyết định học đạo để trở thành một tín hữu. Một thời gian sau, ông Tường cũng được thôi thúc đến với Chúa trong niềm tin Kitô giáo. Nữ sĩ vẫn nhớ đó là vào năm 1979, bà cũng đi dự lễ rửa tội của chồng tại nhà thờ Thủ Thiêm, dù lúc ấy bản thân chưa theo đạo.
Sau đó một năm, linh mục Gioakim Nguyễn Văn Hiếu đến giúp nhà thờ Thủ Thiêm và tới thăm nhà bà đã hỏi : “Sao anh xã vô đạo mà chị không vô?”. Bà trả lời rằng mình rất muốn mà chưa thể xuống nhà thờ học kinh được vì bận bịu và việc đi lại lúc ấy cũng chưa thuận tiện. Vị linh mục nghe vậy liền ngỏ lời sẽ đến tận nhà dạy giáo lý cho bà. Thế là nữ sĩ Huyền Chi và hai người con nữa đã được cha Hiếu giúp về mặt kinh sách. 6 tháng sau, cả ba mẹ con chính thức gia nhập Hội Thánh. Sau này, những người con khác của bà cũng vào đạo (bà có cả thảy 7 người con, hiện đã mất 2).
Hồi ấy, sống gần nhà thờ, nhưng vì ông Tường là con trai cả nên cha mẹ không thích cho theo đạo, và ông cũng không dám trái lời. Thế rồi sau 1975, trải qua những biến cố, gia đình lâm vào cảnh gian nan. Chính trong lúc cùng cực, thất bại và vượt thoát, một người con gái của ông bà đã cảm nghiệm được “ơn Chúa” đến với mình. Cô quyết định học đạo để trở thành một tín hữu. Một thời gian sau, ông Tường cũng được thôi thúc đến với Chúa trong niềm tin Kitô giáo. Nữ sĩ vẫn nhớ đó là vào năm 1979, bà cũng đi dự lễ rửa tội của chồng tại nhà thờ Thủ Thiêm, dù lúc ấy bản thân chưa theo đạo.
Sau đó một năm, linh mục Gioakim Nguyễn Văn Hiếu đến giúp nhà thờ Thủ Thiêm và tới thăm nhà bà đã hỏi : “Sao anh xã vô đạo mà chị không vô?”. Bà trả lời rằng mình rất muốn mà chưa thể xuống nhà thờ học kinh được vì bận bịu và việc đi lại lúc ấy cũng chưa thuận tiện. Vị linh mục nghe vậy liền ngỏ lời sẽ đến tận nhà dạy giáo lý cho bà. Thế là nữ sĩ Huyền Chi và hai người con nữa đã được cha Hiếu giúp về mặt kinh sách. 6 tháng sau, cả ba mẹ con chính thức gia nhập Hội Thánh. Sau này, những người con khác của bà cũng vào đạo (bà có cả thảy 7 người con, hiện đã mất 2).
Lúc mới học đạo, nữ sĩ chưa có đức tin nên nghĩ cứ theo vậy thôi chứ không tha thiết lắm. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra là sau khi trở thành Kitô hữu, như được “Chúa Thánh Thần soi dẫn”, tâm hồn bà thay đổi hẳn, cảm thấy thương yêu Chúa và muốn làm gì đó cho Ngài. Vì thế, không những chu toàn bổn phận kinh sách, lễ lạy ở nhà thờ, bà còn là một tông đồ rất nhiệt thành, qua việc trang bị thêm kiến thức về đạo, về giáo lý để dạy cho trẻ, như lời bà kể: “Ban đầu, việc dạy giáo lý ở nhà thờ còn khó khăn, tôi cứ len lỏi trong các xóm, tụ họp các em lại để dạy, sau đó đưa bọn trẻ đến nhà thờ để cha khảo kinh, tập cho xưng tội, rước lễ lần đầu, rồi lại dạy tiếp giáo lý Thêm Sức…”.
Khi tình hình thuận lợi hơn, giáo xứ lập các ban chuyên trách, bà còn được giao làm phó một ban, với công việc chuyên kết nối giữa nhà thờ với giáo dân; rồi Gia Ðình Phạt Tạ Thánh Tâm của xứ ra đời, bà cũng làm trưởng nhóm một thời. Không chỉ giúp con em của các gia đình Công giáo học hỏi giáo lý, mà với những người ngoại giáo muốn vào đạo, bà cũng sẵn sàng hỗ trợ. Cứ thế, bà đã phục vụ việc nhà Chúa 14 năm trời cho tới khi ông xã bệnh nặng, phải ngưng để dành nhiều thời gian chăm sóc chồng. Ông Tường đã mất được gần 10 năm nay.
Khi tình hình thuận lợi hơn, giáo xứ lập các ban chuyên trách, bà còn được giao làm phó một ban, với công việc chuyên kết nối giữa nhà thờ với giáo dân; rồi Gia Ðình Phạt Tạ Thánh Tâm của xứ ra đời, bà cũng làm trưởng nhóm một thời. Không chỉ giúp con em của các gia đình Công giáo học hỏi giáo lý, mà với những người ngoại giáo muốn vào đạo, bà cũng sẵn sàng hỗ trợ. Cứ thế, bà đã phục vụ việc nhà Chúa 14 năm trời cho tới khi ông xã bệnh nặng, phải ngưng để dành nhiều thời gian chăm sóc chồng. Ông Tường đã mất được gần 10 năm nay.
Từ hồi trở thành con Chúa, nữ sĩ Huyền Chi âm thầm sáng tác những bài thơ đạo, đến nay đã có khoảng 20 bài, chỉ để trong “sổ tay” hoặc đôi khi đăng trên trang cá nhân với bút danh Khánh Ngọc. Ðược xem qua một số bài, tôi nhận ra tâm hồn thi sĩ vẫn dạt dào trong con người này. Ðiều đặc biệt, bà không để mình trở nên “cũ” với thời gian khi vượt ra khỏi sự sáo mòn trong cách thể hiện thi tứ. Tỷ như bài “Một ngọn nến”, viết về Mẹ Têrêsa Calcutta nhân ngày Mẹ được phong thánh, làm theo thể thơ tự do, trong đó có đoạn kết rất hay:
“Tôi thắp lên ngọn nến
Cho một người đàn bà
Ðã biết chết khi còn sống
Và được sống khi đã chết
Bà đã giàu sang hơn mọi kẻ giàu sang
Ðã tuyệt diệu hơn ngàn lời thơ viết
Bà sẽ được nhớ, được yêu và bất diệt
Như hoa hồng vẫn nở mãi trong tim”.
“Tôi thắp lên ngọn nến
Cho một người đàn bà
Ðã biết chết khi còn sống
Và được sống khi đã chết
Bà đã giàu sang hơn mọi kẻ giàu sang
Ðã tuyệt diệu hơn ngàn lời thơ viết
Bà sẽ được nhớ, được yêu và bất diệt
Như hoa hồng vẫn nở mãi trong tim”.
Trước khi ra về, thấy tôi nhìn mấy bộ bàn ghế dành cho học trò ngồi học trong sân, nữ sĩ giải thích: “Tôi vẫn dạy kèm Anh văn ở nhà cho các trẻ, bây giờ tuổi cao sức yếu nên dạy ít giờ hơn xưa. Ngoài ra còn dạy miễn phí cho các nữ tu muốn trang bị thêm tiếng Anh để đi du học, bất cứ lúc nào các sơ cần là mình sẵn sàng giúp”.
Tinh thần phục vụ vẫn còn đầy ắp ở người phụ nữ này cả khi đã về già.
LIÊN GIANG
Nguồn: cgvdt.vn
Đọc lại bài thơ Thuyền viễn xứ của bà Ngọc Bút, thấy thơ của một cô gái mới 16, 17 tuổi đã rất đằm sâu và mênh mang với giọng điệu và ngôn ngữ phóng khoáng:
“...Có thuyền viễn xứ Đà Giang / Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa / Hò ơi! Câu hát ngàn xưa / Ngân lên trong một chiều mưa xứ người / Đường về cố lý xa xôi / Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang / Sau mùa mưa gió phũ phàng / Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa / Lệ nhòa như nước sông Đà / Mái đầu sương tuyết lòng già mong con...”.
Gặp tài năng của nhạc sĩ Phạm Duy, lời trong ca khúc mang sắc thái khác: “Chiều nay sương khói lên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời. Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt bến lau thưa. Hò ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về...”.
Như một sự đồng điệu đồng cảm của người phổ nhạc. Có thể vì Phạm Duy cũng là một người xa xứ, khi đọc được bài thơ cũng là lúc ông vừa giã từ quê hương miền Bắc để trở thành cư dân của Sài Gòn, nơi ông có thời hoạt động âm nhạc sôi nổi nhất.
Đến nay, ca khúc này rất gắn bó với người Việt hải ngoại. Họ thấy mình trong đó, như vẫn đang đi trên con thuyền viễn xứ.
Ra khơi sương khói một chiều
Thuỳ dương rũ bến tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi! Câu hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang
Sau mùa mưa gió phũ phàng
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa
Lệ nhoà như nước sông Đà
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi
Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh
Ngàn câu hát buổi quân hành
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường… lại đi…
Thuỳ dương rũ bến tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi! Câu hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang
Sau mùa mưa gió phũ phàng
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa
Lệ nhoà như nước sông Đà
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi
Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh
Ngàn câu hát buổi quân hành
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường… lại đi…
Huyền Chi
Post a Comment