Nhà vô địch trượt băng quốc tế Kim Yuna làm dấu Thánh Giá mỗi khi tranh tài
"Nếu cô ấy làm được điều này , tại sao tôi không thể làm được như vậy ?" |
Cô làm dấu Thánh Giá không phải vì thói quen hoặc để cầu may. Cô đã đoạt nhiều giải vô địch trước khi gia nhập đạo Công Giáo và trước khi biết đến dấu Thánh Giá là gì.
Kim Yuna, sinh năm 1990, bị gãy xuơng đầu gối sau một tai nạn tranh tài vào năm 2007. Vị bác sĩ điều trị cho cô là một người Công Giáo và chính ông này đã giới thiệu cô với các Sơ đang phục vụ tại đó.
Cô đã trở lại đạo, cô lấy tên Thánh bằng chữ Latin là "Stella Maris" có nghĩa là Đức Mẹ Sao Biển.
Sau khi theo đạo, cô luôn luôn đeo ảnh Đức Mẹ Ban Ơn trên trang phục, đeo vòng nhẫn Tràng Hạt Mân Côi trên ngón tay (mà nhiều người hâm mộ đã lầm tưởng đó là chiếc nhẫn đính hôn) và cô luôn làm dấu Thánh Giá trước và sau mọi cuộc biểu diễn.
Những dấu hiệu tôn giáo như vậy thường tạo ra ác cảm và không đem lại lợi lộc gì trong nền văn hoá thế tục hiện nay. Trong cuộc thi Olympic diễn ra ở Sochi, người ta đã ra luật không cho phép đeo bất kỳ thứ gì có tính cách quảng bá. Nhiều người nghĩ rằng qui luật mới này nhắm vào chính cô.
Những qui luật chống đạo như vậy không phải là hiếm, ngay chính ở Hoa Kỳ đã từng có một qui luật nhắm vào ngôi siêu sao Foot Ball Tim Tebow không cho anh viết bất kỳ số ký hiệu Thánh Kinh nào trên quầng mắt, và ngày nay Tim Tebow đã không còn được chơi cho đội banh nào nữa.
Riêng cô Kim Yuna, cô vẫn thắng giải. Cô đã giành được huy chương vàng Olympic 2010 tại Canada, trở thành lực sĩ Hàn Quốc đầu tiên chiếm giải trượt băng nghệ thuật Thế vận hội. Cô lập nhiều kỷ lục Olympic mới.
(...) Nhắc lại Hàn Quốc đã nhận được vinh dự làm chủ nhà cho Olympic năm 2018 một phần là nhở ở sự vận động và tên tuổi cuả cô.
Với Á Châu, Kim Yuna là hiện thân cuả nghệ thuật trượt băng. Trước muà Thế Vận Hội, vào ngày 17 tháng 6 năm 2012 cô Kim đã trình diễn cho chương trình Artistry On Ice ở Trung Quốc và bà Li Sheng, chủ tịch ban tổ chức, cho biết đã phải bỏ ra hai năm trời để thuyết phục cô Kim tham dự. Bà nói thêm: "Sự tham dự cuả cô tạo ra một bước đột phá cho Artistry On Ice, và cho lịch sử trượt băng nghệ thuật của Trung Quốc, mặc dù cô chỉ tham gia một phần rất nhỏ ở Thượng Hải mà thôi."
Sự danh tiếng và tiền bạc không làm cho cô Kim quên đi những người nghéo khổ, tính đến năm 2009 thì cô đã đóng góp hơn 2.0 tỷ won ($1.7 triệu Mỷ Kim) cho các công việc từ thiện.
Riêng năm 2012 cô đã tặng một số tiền là 70 triệu won (59,300 mỹ kim) cho một tổ chức từ thiện Công Giáo để xây dựng 100 trường ở Nam Sudan.
Cách sống đức tin công khai cuả cô cũng đã là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Môt chủng sinh cuả Tổng Giáo Phận Detroit là Phạm Evan đã viết cho CNA/EWTN News rằng 'Thầy' đã rất ấn tượng bởi hành động cầu nguyện cuả cô.
Gương sống chứng nhân một cách công khai này, Thầy Phạm nói , gợi cảm hứng cho Thầy cởi mở hơn với việc chia sẻ niềm tin với người khác.
Thấy giải thích thêm rằng khi lớn lên, Thầy đã "rất lo lắng về đức tin của mình " Đặc biệt là cầu nguyện ở nơi công cộng . " Tôi không muốn 'người ta nghĩ rằng tôi là một người kỳ lạ,' " Thầy nói thêm rằng việc công khai bày tỏ niềm tin thường " tạo ra một mục tiêu để nhắm bắn ngay trên trán của bạn" cho những ý kiến tiêu cực, cười nhạo và đàn áp.
Khi nhìn thấy cô Kim cầu nguyện trên băng, sự sợ hãi cuả Thầy đã bị thách thức.
"Đó là một hành động thường xuyên cuả cô ấy", Thầy nói. "Wow. Thật đúng là một cách của một chứng nhân." Hành động đó khiến Thầy tự hỏi mình:"Nếu cô ấy làm được điều này, tại sao tôi không thể làm được như vậy?"
"Yuna Kim đã dạy tôi về 'các cơ hội thể hiện đức tin Công Giáo một cách công khai,'" Thầy Phạm nói.
Post a Comment