Chân Trời Mới
Matta Nguyễn Ngọc Thanh Hiền (ĐH Quy Nhơn)
Ngày trước, tôi đã gặp nhiều người như tôi, thậm chí giỏi hơn tôi rất nhiều, nhưng họ bị nhét vào những công việc nhạt nhẽo. Thế rồi, họ chào buổi sáng bằng những cái ưỡn lưng dài trên giường, thức dậy khi cả thế giới đã lao vào công việc cách miệt mài và nhanh chóng. Họ mất hết động lực để phấn đấu, phát triển. Trước đó, họ từng nói với tôi: “Tao sẽ học thêm cái này, cái kia, dành tiền đi chỗ này, chỗ khác”, nhưng rồi với cái nhịp đều đều lặp lại ngày này qua ngày khác, họ dần cũng chỉ như một cái bóng, suốt ngày làm những việc vô bổ rồi lại nằm ngủ. Họ không còn kể về những ước mơ vẫn cháy bỏng trong họ như trư
ớc nữa, thay vào đó, họ lo lắng về xã hội, về thời cuộc rồi dần bất mãn với cuộc sống hiện có bây giờ. Đó có lẽ là cái hoảng loạn nhất thời như tôi đã từng thấy ở đâu đó: Tự nhiên dừng lại, ngơ ngác nhìn quanh, không biết mình ở đâu, muốn gì, đi tiếp thế nào? Tôi đã từng như vậy, khoảng thời gian sau khi tốt nghiệp đại học ai cũng mong tìm lấy cho mình một công việc theo như sở trường mình học, hoặc dù không đúng ngành nghề cũng bắt tay vào làm. Còn bản thân tôi, gia đình vẫn nuôi cơm, trợ cấp hàng tháng … Tôi thật thấm thía về điều đó. Có những ngày tôi ngủ đến hết trưa, ăn vội một bữa cơm ngoài đường, lang thang hết nơi này đến nơi khác… Tôi bị mắc kẹt trong chính suy nghĩ của mình! Thế là tôi nghĩ ra các thú tiêu khiển, các việc tiêu tiền… để cho mình cảm thấy bận rộn, và có cảm giác “đang sống”. Mâu thuẫn ở chỗ là tôi lại không làm ra tiền, không kiếm được tiền lúc ấy. Nếu không có chút ít bản lĩnh, tôi dám chắc tôi đã đánh mất mình vào những việc không hay trong những giây phút như vậy, chỉ để có tiền tiêu, để quên đi hiện tại, để tự dối lòng mình rằng không sao đâu…
ớc nữa, thay vào đó, họ lo lắng về xã hội, về thời cuộc rồi dần bất mãn với cuộc sống hiện có bây giờ. Đó có lẽ là cái hoảng loạn nhất thời như tôi đã từng thấy ở đâu đó: Tự nhiên dừng lại, ngơ ngác nhìn quanh, không biết mình ở đâu, muốn gì, đi tiếp thế nào? Tôi đã từng như vậy, khoảng thời gian sau khi tốt nghiệp đại học ai cũng mong tìm lấy cho mình một công việc theo như sở trường mình học, hoặc dù không đúng ngành nghề cũng bắt tay vào làm. Còn bản thân tôi, gia đình vẫn nuôi cơm, trợ cấp hàng tháng … Tôi thật thấm thía về điều đó. Có những ngày tôi ngủ đến hết trưa, ăn vội một bữa cơm ngoài đường, lang thang hết nơi này đến nơi khác… Tôi bị mắc kẹt trong chính suy nghĩ của mình! Thế là tôi nghĩ ra các thú tiêu khiển, các việc tiêu tiền… để cho mình cảm thấy bận rộn, và có cảm giác “đang sống”. Mâu thuẫn ở chỗ là tôi lại không làm ra tiền, không kiếm được tiền lúc ấy. Nếu không có chút ít bản lĩnh, tôi dám chắc tôi đã đánh mất mình vào những việc không hay trong những giây phút như vậy, chỉ để có tiền tiêu, để quên đi hiện tại, để tự dối lòng mình rằng không sao đâu…
Nhưng có lẽ phải rất cảm ơn khoảng thời gian “mất phương hướng” đó, cả gia đình tôi nữa, những người chưa bao giờ đánh mất lòng tin vào tôi trong những khúc quanh của cuộc đời. Tôi quyết định tự bảo mình phải nhìn thẳng vào vấn đề, rồi giải quyết nó, chứ đừng giả vờ như vấn đề ấy không tồn tại, và tìm cách chạy trốn rắc rối của mình, đừng mong chờ vào phép màu. Và thật sự chẳng có cái gọi là phép màu nào cả, tự bản thân phải đối diện và giải quyết vấn đề của chính mình, quay cuồng với nó, rồi cuối cùng tôi đã nhìn thấy vấn đề của bản thân. Có lẽ vì tôi quá tham lam, vừa muốn một công việc mình thích, lại vừa muốn có tiền. Nhưng rồi tôi liều đến nhận một công việc mà không mấy ai muốn dấn thân: Công việc nhà Chúa, và làm giúp Chúa chứ không phải làm thay Chúa.
Khi tôi đi làm, tôi luôn tự hỏi mình: “Mình làm việc này thì có học được cái gì mới không?” - “Hôm nay mình sẽ giải quyết thêm được việc gì?”… Tôi sợ nhất một công việc dậm chân tại chỗ, không làm được việc gì ra hồn, khéo lại làm hỏng việc của người khác, sáng xách túi ra khỏi cửa, ngồi 5 tiếng đồng hồ, làm cho xong việc và trở về nhà theo kiểu công thức cho có. Ban đầu đó không phải là thứ tôi lựa chọn, cơ duyên đến từ ý Chúa.
Chúa dẫn tôi đi từ từ, từ 6 năm về trước tôi ngỡ ngàng đến với công việc này qua một người anh, anh cũng làm việc ấy rồi chỉ lại cho tôi. Sau đó anh ra trường chỉ còn mình tôi làm, nhưng có vẻ là không thường xuyên, kiểu như đến mùa mới làm. Qua 1 năm, 2 năm… rồi công việc nhịp nhàng hơn, diễn tiến tốt đẹp hơn trong ý định của Ngài. Dần dần cho đến độ gần đây, đã có một văn phòng hẳn hoi, công việc thường trực vần xoay hết sách, báo, đến các cuộc thi, các cuộc hành hương, hội trại... Nghe qua thì công việc khá nhàn hạ và không có tính nặng nhọc tay chân như bọn sinh viên chúng tôi hay làm thêm ngoài giờ. Nhưng có lẽ nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, một tinh thần nhiệt thành của người Tông đồ của Chúa, bởi tôi không chỉ làm một mình mà tôi phải làm việc với một vị cha già quá 70 tuổi, một nhóm cộng tác mà người lớn tuổi có, trẻ ngang tôi cũng có. Cho nên yêu cầu phải có cách làm việc và tinh thần hòa nhập chung với mọi người, làm thế nào để duy trì được công việc và không phải làm mất lòng mọi người. Tôi nghĩ đó không phải là công việc đơn giản, cho nên tôi nghĩ đi làm cũng giống như đi học vậy. Mỗi ngày tôi sẽ cố gắng tìm ra một “mục đích” để làm và học hỏi ngày hôm đó, để tìm đến và duy trì sự say mê trong công việc. Tôi sợ mình bị sức ì nếu ngồi lâu quá, làm một công việc nhàm chán ngày này qua ngày khác, rồi đâm ra khó tính cáu gắt. Thật vậy, khi bạn toàn tâm toàn ý vào một việc với lòng cậy tin và phó thác, kiểu gì cũng có đường để giải quyết.
Rồi cứ thế công việc cứ diễn ra y như một phép màu mà Đấng Tối Cao đã ban cho tôi, tôi đã thoát ra được cái mông lung như đã nói ở trên. Nhưng do còn ám ảnh bởi chuỗi ngày ấy, tôi tự dặn lòng phải hoàn thiện hơn nữa, làm tốt hơn nữa. Điều may mắn nhất của tôi là chính sách vở giúp tôi lấy lại thăng bằng rất nhiều trong những lúc khủng hoảng. Tôi đến với công việc của một nhân viên văn phòng thực sự, nhưng đây là văn phòng của Chúa - một nơi thinh lặng để tìm lại đam mê. Vừa khéo là hiện tại tôi được làm việc nhiều hơn, một công việc thêm nếm trải, nhưng đầy hạnh phúc. May mắn như tôi nói, vì đó là việc tôi rất thích, được đọc những cảm nhận của người khác và viết những cảm nghĩ của mình, được gặp những người cùng chung niềm đam mê như tôi, và biến nhiều nhiều dự định dở dang thành hiện thực. Tôi biết ơn Người và những bài học được Người ban tặng qua những công việc hằng ngày, qua những người tôi làm việc chung với họ. Tôi thấy mình luôn là một người may mắn, gặp nhiều người tốt và cơ hội tốt, được trưởng thành trong nhân đức và tình thương. Và vì sợ làm không tốt nên tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng hơn nữa, nếu như tôi không thông minh như người ta, thì tôi phải cố thêm gấp đôi, gấp ba lần để bù lại cái thiếu hụt đó. Đặt cho mình nhiều mục tiêu mới phía trước để ép mình phải cố gắng, đặt ra các “deadline” chứ không phải là “timeline” nữa, để không được ỷ lại và lười biếng. Chưa biết rồi mai này thế nào, tôi có tích thêm được điều gì mới không, nhưng nếu để dừng lại ngó quanh một lần nữa vào lúc này, tôi biết mình phải làm gì, đi từ đâu, hoàn thiện thêm phần nào trong những thiếu hụt mà bản thân đang gặp. Tôi cũng nhìn ra tôi của một tháng tới, ba tháng tiếp theo, và mục đích của một năm trước mắt là gì.
Tôi mong cho các bạn cũng đặt hết niềm tin tưởng tín thác vào Chúa để đạt được mục đích của những việc mình làm hiện giờ, và có được sức khỏe để thực hiện chúng. Hãy chăm chỉ, hãy dậy sớm hơn, ăn sáng đầy đủ, làm cho mình bận rộn nhất có thể! Hãy sống như chỉ còn một ngày để sống, như thế lòng của bạn sẽ rộng ra, chân thành yêu thương mọi người nhiều hơn. Hãy đối diện với vấn đề của bản thân, nhìn thẳng vào nó, tôi tin rằng bạn sẽ có cách giải quyết, và tìm được một con đường cho riêng mình, dù ngắn hay dài để đi tới thành công. Con đường đó là đường ánh sáng, đường chân lý mà Chúa đã dọn sẵn cho mỗi người chúng ta.
Post a Comment